Áp dụng phương thức chuyển dịch “trung dung” để hạn chế khiếu kiện về đất đai

Tại nước ta, tỷ lệ khiếu nại, khiếu kiện về đất đai luôn giữ ở mức cao trong tổng lượng khiếu nại, khiếu kiện của người dân, trong đó khoảng 70% khiếu nại, khiếu kiện liên quan tới việc chuyển dịch đất đai. Do đó, việc quản lý, đổi mới phương thức chuyển dịch đất đai là rất cấp thiết để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.

Là một trong những hộ dân bị thu hồi đất phục vụ Dự án Khu tái định cư Long Bửu 2, nhiều năm nay anh Tạ Thanh Phấn đã liên tục gửi đơn thư khiếu nại, khiếu kiện tới các cơ quan có thẩm quyền về các sai phạm trong quá trình thu hồi đất nhưng vẫn chưa có phản hồi nào.

Đây không chỉ là câu chuyện của riêng anh Phấn mà là của rất nhiều hộ dân bị thu hồi đất tại các dự án như KĐT mới Thủ Thiêm, Khu công nghệ cao, Khu đô thị Sing - Việt … tại TPHCM.

Bắt buộc thu hồi dù sai quy trình, mục đích … nên những dự án này đã trở thành điểm nóng về khiếu nại, khiếu kiện về đất đai của TPHCM trong thời gian qua. Liên quan vấn đề này, tại buổi Hội thảo về cơ chế chuyển dịch đất đai do UBND TPHCM và Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức, các chuyên gia cho rằng, không nên áp dụng thuần tuý chuyển dịch đất đai bắt buộc như thời gian qua mà cần có một phương thức chuyển dịch “trung dung” nhằm tận dụng hiệu quả của hai hình thức chuyển dịch được quy định hiện nay là bắt buộc và tự nguyện.

Theo đó, việc áp dụng phương thức này sẽ giúp các bên bị ảnh hưởng bởi quá trình dịch chuyển đất tìm được tiếng nói chung, vừa đảm bảo thu hồi được toàn bộ đất đai cần chuyển dịch, vừa hạn chế được các xung đột, khiếu nại liên quan tới quy trình, mức giá khi thu hồi.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Thuỳ Vân - Tăng Sắc