Vốn FDI vào Việt Nam tăng sau nhiều tháng suy giảm

Theo Tổng Cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 7 tháng đã có mức tăng trưởng dương. Con số này cải thiện rất nhiều so với mức giảm 7,1% của cùng kỳ 2022. Và theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, Việt Nam hiện là nước nhận FDI lớn thứ hai trong khu vực ASEAN, tính theo phần trăm GDP, chỉ xếp sau Malaysia.

Doanh nghiệp chuyên sản xuất bản mạch này có mặt tại Việt Nam trong 10 năm qua. Doanh nghiệp (DN) đã có 3 lần điều chỉnh tăng vốn, từ quy mô hơn 100 triệu USD lên gần 300 triệu USD. Trong bối cảnh khó khăn chung, mục tiêu doanh thu năm nay của DN dự báo vẫn sẽ tăng từ 10-20% so với năm 2022.

Vị trí và môi trường đầu tư thuận lợi, cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh là những yếu tố giúp địa phương này thu hút FDI thuộc top 10 cả nước trong những tháng đầu năm 2023.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) tính đến ngày 20/7/2023 đạt 16,24 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Các chuyên gia nhận định, triển vọng thu hút FDI của Việt Nam thời gian tới vẫn rất tươi sáng vì nhiều lý do.

Cho đến nay, Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài từ 142 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đầu năm 2024, nhiều quốc gia sẽ áp dụng thuê tối thiểu toàn cầu, Việt Nam sẽ không thể nằm ngoài xu hướng này. Hiện Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Mục tiêu tổng thể của nghị quyết bao gồm: Quy định tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR) và Thuế tối thiểu bổ sung nội địa đạt chuẩn (QDMTT), để giữ chân các nhà đầu tư hiện hữu và thu hút nhà đầu tư mới.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Lê Hương -

Trương Tùng