Tổng đàn gia súc gia cầm tăng so với cùng kỳ năm 2022

Chăn nuôi tiếp tục chịu ảnh hưởng từ kinh tế thế giới, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao… là một số khó khăn được các chuyên gia, doanh nghiệp và thành viên của Hội chăn nuôi Việt Nam nhìn nhận và thảo luận.

Đồng hành cùng ngành chăn nuôi thời gian qua, Hội Chăn nuôi Việt Nam thẳng thắn chỉ ra những khó khăn tác động tới sản xuất, chế biến. Đơn cử như tình hình dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp; Nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi gia tăng là nguyên nhân chính gây áp lực lớn cho sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, thực hiện Luật Chăn nuôi, thời hạn buộc phải di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi vùng không được phép chăn nuôi theo quy định (vào ngày 1/1/2025) chỉ còn có một năm, trong khi rất nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức cho nội dung này. Sự phân hóa trong chăn nuôi ngày càng lớn, khu vực chăn nuôi nông hộ và trang trại nhỏ sẽ giảm nhanh, nhất là đối với lĩnh vực chăn nuôi lợn. Đây là vấn đề cần các ngành chức năng, các địa phương tập trung, rốt ráo triển khai. Dù còn nhiều khó khăn nhưng năm 2023, chăn nuôi trâu, bò khá ổn định về tổng đàn, không có biến động lớn; chăn nuôi lợn có kết quả tích cực; chăn nuôi gia cầm tiếp tục tăng do khu vực hộ và doanh nghiệp đều phát triển ổn định. Tổng đàn gia cầm, gia súc cơ bản tăng 3% so với năm 2022.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Hà Lan -

Anh Đức