Toàn dân có quyền kiến nghị về các vụ án không đúng, nhưng việc xem xét lại phải được thực hiện đúng trình tự

Thay mặt Tòa án nhân dân tối cao cảm ơn các đại biểu Quốc hội đã có những ý kiến phát biểu tâm huyết, thẳng thắn, có tính xây dựng, gợi mở nhiều vấn đề, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, đa số ý kiến của các đại biểu đồng ý với các báo cáo của cơ quan, đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan, khẳng định những kết quả đã đạt được trong năm 2023, qua đó, tình hình vi phạm pháp luật được kiềm chế, công lý được đảm bảo, môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, cuộc sống thanh bình của nhân dân được giữ gìn.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, các ý kiến đã chỉ ra một số tồn tại, chia sẻ những khó khăn của các cơ quan tiến hành tố tụng, đề xuất gợi mở những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế. Trong đó, nhiều đại biểu đã đề cập đến những khó khăn như sự thiếu hụt về kinh phí và biên chế, chế độ động viên, đề nghị Quốc hội đưa vào Nghị quyết Kỳ họp để tăng cường các nguồn lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Về tổng kết thực tiễn xét xử, đối với đề nghị sửa một số điều luật về hình sự, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho biết, Tòa án sẽ có tổng kết và báo cáo Quốc hội theo đúng thẩm quyền. Về thời điểm xác định thiệt hại, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho biết, khi xây dựng Nghị quyết 03, Tòa án đã lấy ý kiến của tất cả các cơ quan, thực hiện quy trình như quy trình làm luật. Nghị quyết này đã nêu rõ thời điểm áp dụng pháp luật. Đối với ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho rằng, nếu hai vụ án đó có vấn đề, việc xem xét cần theo đúng thủ tục, trình tự. Toàn dân đều có quyền phát hiện, kiến nghị, nhưng việc kiến nghị cần theo đúng quy trình, thủ tục.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số