Thách thức khi Nhật Bản hồi sinh điện hạt nhân

Nhật Bản mới thông qua kế hoạch kéo dài thời gian sử dụng của các lò phản ứng hạt nhân lên 60 năm, đồng thời xây mới thêm nhiều lò phản ứng mới nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước, giảm phát thải carbon. Động thái nói trên được xem bước chuyển lớn trongchính sách, vốn hạn chế điện hạt nhân sau thảm họa ở Fukushima.

Tờ Asahi Shimbun có bài xã luận, nhận định chính sách mới sẽ khiến Nhật Bản trở nên phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân trong nhiều thập kỷ tới. Bài viết cho rằng lí do của Thủ tướng Kishida về tình trạng thiếu điện và tương lai không carbon chưa đủ thuyết phục người dân Nhật Bản. Nhiều ý kiến cho rằng mở rộng sử dụng điện hạt nhân sẽ không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. Cụ thể, việc khởi động lại lò phản ứng ngoại tuyến yêu cầu tuân theo các quy trình có sẵn, vì vậy phương pháp này sẽ không thể nhanh chóng tăng nguồn cung cấp điện cho cả nước. Bên cạnh đó, việc kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng đã cũ và xây dựng những lò phản ứng mới để thay thế sẽ chỉ bắt đầu mang lại lợi ích sau 10 năm hoặc hơn.

Chưa kể đến việc tái cấu trúc các lò phản ứng cũ với chi phí lớn sẽ trở thành gánh nặng tài chính đối với người dân Nhật Bản. Nhưng thách thức cơ bản và nan giải nhất là làm thế nào để xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ từ các nhà máy hạt nhân, những thành phẩm phụ không thể tránh khỏi của quá trình sản xuất để tránh gây ô nhiễm môi trường và đe doạ sức khoẻ người dân. Trên thực tế, Nhật Bản hiện vẫn đang thiếu một hệ thống tái chế nhiên liệu và xử lý chất thải hạt nhân đảm bảo.

Tờ Inquirer cũng có bài viết đánh giá rằng việc Nhật Bản muốn đẩy nhanh sự hồi sinh của ngành năng lượng hạt nhân nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu là điều khó khăn. (ảnh4,5,6,7,8)- Trước thảm họa Fukushima, gần một phần ba sản lượng điện của Nhật Bản đến từ năng lượng hạt nhân, nhưng tính đến năm 2022 chỉ còn lại khoảng 7%. Cơ quan giám sát an toàn hạt nhân quốc gia đã lên kế hoạch để khởi động thêm bảy lò phản ứng khác, nhưng đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ cộng đồng địa phương do lo ngại các vấn đề an ninh xung quanh nhà máy. (Ảnh9)- Bài viết dẫn nhận xét của chuyên gia năng lượng Tom O'Sullivanrằng “sẽ là một thách thức để đưa các lò phản ứng hiện tại hoạt động trở lại, bởi vì một số đã bị gián đoạn hoạt động trong thời gian dài.”

Kim Phượng