Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn sẽ gây "tổn thương" cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý để xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội vào kỳ họp tới đây. Trong đó, việc tiếp tục điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn nhận được nhiều quan tâm của dư luận. Mục đích của đề xuất này, theo Bộ tài chính, là để giảm tiêu thụ, giảm tác động tiêu cực của đồ uống có cồn đến sức khỏe con người. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến băn khoăn xung quanh vấn đề này.

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có cồn t heo luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành, được áp dụng theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán ra (hay còn gọi là phương pháp tính thuế tương đối). C ụ thể đối với bia, rượu như sau:

-        Bia: 65%

-        Rượu từ 20 độ trở lên: 65%

-        Rượu dưới 20 độ: 35%

Tại lần sửa luật này, Bộ tài chính định hướng giữ nguyên phương pháp tính thuế tương đối theo tỷ lệ phần trăm, điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia.

Thu hẹp sản xuất, kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp này đã phải cắt giảm 20% nhân sự trong vòng 1 năm qua. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, trong khi nhu cầu tiêu dùng chậm lại đã tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dù giá đầu vào sản xuất tăng nhưng các doanh nghiệp ngành đồ uống cố gắng duy trì, không tăng giá bán. Việc tăng thuế trong giai đoạn phục hồi này sẽ khiến khó khăn của họ trầm trọng hơn.

Áp thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn nhằm mục tiêu giảm lượng tiêu thụ sản phẩm này. Tuy nhiên, theo thống kê, dù chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng lượng tiêu thụ bia, rượu vẫn có xu hướng tăng. Chỉ tính riêng 2013, lượng bia tiêu thụ là 3 tỉ lít và tính bình quân đầu người là 32 lít/người. Còn năm 2017, lượng bia tiêu thụ đã tăng lên 4 tỉ lít, năm 2020 là 4,2 tỉ lít. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ dẫn đến tăng giá sản phẩm bia rượu, có khiến người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch sang sử dụng các sản phẩm phi chính thống.

Bộ Tài chính đề xuất phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rượu, bia để tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% và lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát. Góp ý xây dựng dự Luật, nhiều chuyên gia có chung quan điểm, việc duy trì áp dụng phương pháp thuế tương đối như hiện nay là cần thiết.

Nhiều ý kiến lo ngại, việc thay đổi phương pháp tính thuế thời điểm hiện tại có thể làm triệt tiêu số đông. Vì vậy, thiết kế chính sách cần xem xét tới những giải pháp hài hoà vừa giúp tăng thu ngân sách, đồng thời vẫn hỗ trợ được doanh nghiệp phục hồi, phát triển, tìm ra điểm cân bằng để nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai.

Thùy Trang -

Hoàng Minh -

Ninh Tùng