Tâm lý đám đông trên mạng xã hội - một hiệu ứng lệch chuẩn

Không ít giá trị lệch chuẩn được tôn vinh, tốt xấu trở nên mơ hồ và khó phân định, bởi sự ủng hộ của đám đông bất chấp đúng sai. Khi bị dẫn dắt một cách mù quáng bởi thông tin trên mạng xã hội, chính đám đông là người đang bị lợi dụng vào nhiều mục đích khác nhau, thậm chí nhiều trường hợp còn nhằm tác động tới chính sách của cơ quan quản lý nhà nước hoặc phá hoại, chống phá chính quyền.

Sau một vụ va chạm giao thông, nhiều người dân hiếu kì đã quay video livestream trên mạng. Cũng từ đây, lan truyền thông tin: "Người phụ nữ gây ra tại nạn tự nhận là cháu của Bộ trưởng" tạo ra những ý kiến tiêu cực trong xã hội. 

Mặc dù, Công an TP. Hà Nội đã xác thực người điều khiển ô tô có nồng độ cồn không phải là người nhà của lãnh đạo Bộ Công an, người đăng tải thông tin thì đã bị xử phạt, thế nhưng tác động của thông tin sai lệch này chắc chắn không thể biến mất sau ngày một ngày hai. 

Đây chỉ là một trong nhiều vụ việc mà sự hỗn loạn thông tin đến từ những trào lưu đu trend, thiếu kiếm chứng, chọn lọc trên mạng xã hội.

Hiện trên mạng xã hội xuất hiện hội chứng sợ bị bỏ rơi, nhiều người sợ bản thân bị loại khỏi một trải nghiệm chung tích cực hoặc đáng nhớ. Họ rượt đuổi các câu chuyện, các vấn đề mà đám đông có xu hướng quan tâm. Điều đó làm hình thành các đám đông khổng lồ hùa theo chủ đề.

Mạng xã hội có thể đạt sức tác động rất lớn, bởi vậy nếu bị sử dụng cho mục đích xấu thì sẽ tạo ra hậu quả khó lường. Điều đó cho thấy mỗi người dùng mạng cần thận trọng hơn trong các bình luận của mình. Bên cạnh đó là trách nhiệm của chính các tổ chức cung cấp mạng xã hội, chế tài của nhà nước để tạo ra một không gian mạng, văn hóa mạng lành mạnh.

Mời quý vị dõi nội dung chi tiết!

Khánh Linh -

Công Kiên