Sửa Luật Đất đai cần tạo cơ chế quỹ đất cho du lịch

Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2030 sẽ đóng góp trên 50% GDP, tuy nhiên, cơ chế để phát triển hạ tầng du lịch hiện còn chưa tương xứng. Do vậy, Luật Đất đai (sửa đổi) cần bổ sung cơ chế kiến tạo hạ tầng cho du lịch - một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đây là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm khoa học “Sửa Luật đất đai: Tạo đất cho du lịch” do Báo đầu tư tổ chức sáng nay 19/10.

Điều 79, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sắp trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV quy định 30 trường hợp nhà nước thu hồi đất. Trong đó, không có trường hợp thu hồi đất cho phát triển du lịch, vui chơi, giải trí. Các chuyên gia cho rằng, điều này chưa tạo cơ chế hấp dẫn để thu hút đầu tư hạ tầng du lịch. Bởi hiện nay, các doanh nghiệp muốn có đất để làm dự án này phải thoả thuận với người dân, hoặc đấu giá quỹ đất của nhà nước. Điều này vừa tốn kém chi phí, vừa mất thời gian.

Các đại biểu kiến nghị sửa Luật Đất đai (sửa đổi) theo hướng bổ sung trường hợp nhà nước thu hồi đất đối với khu vui chơi, giải trí, tổ hợp đa năng bên cạnh kinh doanh thương mại; dự án “khu đô thị mới” có quy mô trên 300ha vào vào Điều 79 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Với các dự án đã có, cần bổ sung quy định các dự án quan trọng cấp Quốc gia thuộc thẩm quyền của Quốc hội, các dự án cấp nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, các dự án quan trọng cấp tỉnh thuộc thẩm quyền của HĐND, trong đó, có thể cho phép kết hợp dự án nhà ở hoặc khu đô thị mới với thương mại, dịch vụ, khu vui chơi giải trí hoặc dự án có thu hồi đất có quy mô trên 300ha để phát triển khu đô thị mới.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Diệu Huyền -

Công Kiên