Siêu cảng Cần Giờ: Xây dựng phải trên quan điểm lợi ích vùng

Với vị trí thuận lợi, nằm ngay cửa ngõ mặt tiền, tiếp giáp các đường hàng hải Quốc tế, Việt Nam là quốc gia có lợi thế rất lớn về vận tải biển. Tuy nhiên, tới nay, nước ta lại chưa có cảng trung chuyển quốc tế nào, toàn bộ hệ thống logistics đường biển đang bị bỏ ngỏ. Việc MSC - Hãng vận tải biển quốc tế hàng đầu thế giới, tham gia đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là cơ hội không chỉ cho TPHCM, vùng Đông Nam Bộ mà cho cả nước. Do đó, khi xây dựng cảng, cần phải đứng trên quan điểm, lợi ích chung của vùng và quốc gia.

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được đề xuất đặt tại khu vực Cù lao Phú Lợi, thuộc xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TPHCM. Cảng được đầu tư xây dựng với mục tiêu tạo thành nơi trung chuyển cho các tàu mẹ, sức chở tới 24.000 TEU. Từ cảng này, hàng hóa sẽ phân phối đi khắp thế giới. Nguồn hàng của cảng cảng Cần Giờ cũng hoàn toàn riêng biệt nên sẽ không xảy ra cạnh tranh nguồn hàng với cảng Cái Mép - Thị Vải và các cảng hiện hữu khác.

Vì vậy, việc phát triển cảng biển Cần Giờ không nên thực hiện theo tư duy hành chính địa phương mà cần đứng trên tầm nhìn, lợi ích chung của toàn vùng và của quốc gia.

Nếu việc đầu tư, xây dựng cảng Cần Giờ được thực hiện với tư duy lợi ích vùng, lợi ích quốc gia thì bài toán về kết nối cảng biển cũng sẽ được giải quyết hợp lý hơn.

Việc nối kết cảng Cần Giờ với hạ tầng giao thông của BRVT thay vì sử dụng phương án xây đường trên cao đi qua khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ cũng sẽ giải quyết được khó khăn về bảo vệ môi trường, gìn giữ "lá phổi xanh" của vùng ĐNB khi thực hiện xây dựng và khai thác cảng. Do đó, thời gian tới, cần sự phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và giữa các địa phương với nhau. Bởi chỉ có sự nhất trí, đồng tâm mới không bỏ lỡ cơ hội xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của cảng biển Việt Nam.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thùy Vân -

Tăng Sắc