Quảng Nam: Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP từ dược liệu

22 sản phẩm – Đây là con số ấn tượng khi nhắc đến sản phẩm OCOP của một huyện miền núi như Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.. Những năm qua, nhờ phát triển được nguồn dược liệu địa phương, cộng với sự hỗ trợ từ chính sách của nhà nước cũng như của địa phương, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ, tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Qua đó tạo sự đa dạng, phong phú về mẫu mã, tính đặc trưng, đặc sản của sản phẩm trên thị trường.

Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam nổi tiếng khắp cả nước nhờ sản phẩm được mệnh danh Quốc bảo – sâm Ngọc Linh. Song nơi đây còn là môi trường phù hợp cho nhiều loại dược liệu khác phát triển. Hiểu được lợi thế đó, một số người dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư, tạo ra những sản phẩm đặc trưng của địa phương.     

Từ năm 2018 đến nay, riêng cơ sở này đã có đến 4 sản phẩm được công nhận OCOP, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng chục người dân. Toàn huyện Nam Trà My có 22 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao, 21 sản phẩm đạt 3 sao. Sự thành công từ các sản phẩm OCOP trước đó đã tạo động lực để bà con tích cực tham gia, đăng ký thêm nhiều sản phẩm khác.

Giai đoạn 2021 – 2022, huyện Nam Trà My đã dành hơn 2,2 tỷ đổng để thực hiện chương trình OCOP. Phối hợp lồng ghép các nguồn kinh phí từ nhiều chương trình nhằm hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chủ thể OCOP trên địa bàn.

Bên cạnh tạo điều kiện cho các chủ thể mới mang sản phẩm dược liệu tham gia OCOP trưng bày kết hợp trong phiên chợ sâm hàng tháng, huyện còn xây dựng sàn thương mại điện tử, hỗ trợ các chủ thể OCOP tăng cường kết nối sản xuất với tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mối liên kết trao đổi, hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp nhằm tạo chuỗi giá trị, giúp các sản phẩm OCOP từ dược liệu đi xa hơn.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Mỹ Phượng -

Anh Khoa