Pháp luật và đời sống: Thực hiện luật đầu tư công - cần các giải pháp đồng bộ

Đầu tư công là một công cụ kinh tế của Nhà nước, có thể đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế, nhất là đối với các nước trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, vấn đề đầu tư công cũng có thể trở thành một gánh nặng cho quốc gia, nếu sử dụng thái quá, dàn trải, kém hiệu quả, thậm chí là lãng phí, không cần thiết.

Vấn đề thắt chặt đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần tới nhiều công cụ và thể chế khác nhau, trong đó hệ thống pháp luật đóng một vai trò quan trọng. Năm 2014, Việt Nam đã xây dựng và ban hành đạo luật về đầu tư công.

Tiếp theo đó là Luật Đầu tư công 2019, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, và được sửa đổi, bổ sung 3 lần bởi: Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020; Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Luật số 03 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

Để tìm hiểu kết quả thi hành pháp luật về đầu tư công trong những năm qua cũng như những khó khăn, bất cập cần tháo gỡ, trong chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay chúng tôi mời quý vị cùng theo dõi phần bình luận của các vị khách mời:

- Ông NGUYỄN TRÚC SƠN - Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre;

- Ông TRẦN QUỐC PHƯƠNG, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!
 

Truyền hình Quốc hội Việt Nam