Pháp luật và đời sống: Luật Thủy sản 2017 tháo gỡ “nút thắt” IUU

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Thuỷ sản 2017 với những quy định chi tiết hơn so với Luật Thuỷ sản 2003 và đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt trong điều kiện xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp nhiều rào cản kỹ thuật, trong đó có thẻ vàng Ủy ban châu Âu cảnh báo với thủy sản Việt Nam về các quy định IUU và những cảnh báo từ nhiều thị trường khác.

Luật Thủy sản 2017 gồm 9 chương, 105 điều, giảm 1 chương và tăng 43 điều so với Luật Thủy sản 2003, về cơ bản tên các chương, các điều không thay đổi; một chương mới được bổ sung là chương kiểm ngư và có nhiều điểm mới đáng chú ý:– Quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản
– Quy hoạch về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản
– Quy định quyền cấp hạn ngạch khai thác về các địa phương
– Quy định về Quản lý tàu cá và quy định về xã hội hóa đăng kiểm tàu cá
– Luật hoá các nội dung liên quan IUU

Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019 với nhiều điểm mới, được đánh giá là "bước ngoặt" đối với ngành thủy sản nước ta, nhằm chuyển hướng từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm, đáp ứng bối cảnh các thị trường thế giới đang đặt ra nhiều rào cản kĩ thuật cho ngành Thủy sản Việt Nam. Mặc dù Chính phủ, Bộ Nông nghiệp&PTNT đã ban hành 2 nghị định, 8 thông tư hướng dẫn thực hiện Luật nhưng trong thực tế, việc tuyên truyền, phổ biến, đưa Luật Thủy sản năm 2017 vào thực tiễn vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định.

Để tìm hiểu quá trình thực hiện Luật Thuỷ  sản 2017 cũng như những khó khăn vướng mắc trong thực hiện Luật thời gian qua , trong chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay, chúng tôi mời đến trường quay các vị khách mời:

1/  Ông NGUYỄN CHU HỒI- ĐBQH thành phố Hải Phòng khoá XV;  Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam

2/ Ông NGUYỄN QUANG HÙNG - Cục trưởng Cục Kiểm ngư Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thảo Nguyên -

Khánh An