Phân định luật phòng thủ dân sự với luật chuyên ngành

Các thảm họa, sự cố thiên tai, dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp. Điển hình là đại dịch COVID-19 vừa qua cho thấy, hệ thống pháp luật về phòng thủ dân sự chưa bao quát hết các lĩnh vực. Yêu cầu đặt ra trong xây dựng luật Phòng thủ dân sự là phải khắc phục triệt để những hạn chế, vướng mắc, bất cập; vừa phân biệt, tách bạch rõ phạm vi điều chỉnh của luật với các luật chuyên ngành.

Luật Phòng thủ dân sự quy định về hoạt động phòng thủ dân sự, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phòng thủ dân sự, quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện phòng thủ dân sự. Đại biểu Quốc hội cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật rộng, cần rà soát kỹ để tránh chồng chéo.
 
Dự thảo chia làm 4 cấp độ PTDS. Cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố trong phạm vi địa bàn cấp huyện, không có khả năng lây lan sang địa phương khác. Cấp độ 2 là trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, v.v Theo các đại biểu, cần cân nhắc việc quy định cấp độ PTDS chỉ dựa trên cơ sở phạm vi địa giới hành chính.
 
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, một số văn bản pháp luật hiện hành có quy định phân loại rủi ro, sự cố bằng những cách thức, tiêu chí phân loại khác nhau. Dự thảo luật đã thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đánh giá cấp độ sự cố trong luật chuyên ngành với đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố để làm căn cứ để xác định cấp độ PTDS.
 
Với 20 đại biểu phát biểu tại hội trường, 107 ý kiến tại Tổ, dự án Luật Phòng thủ dân sự sẽ tiếp tục được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5/2023

 

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!