Nới lỏng chính sách tiền tệ cần tính toán đến vấn đề tỷ giá

2023 là năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều rủi ro làm chậm tăng trưởng ngày càng gia tăng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, dư địa nới lỏng thêm không còn nhiều. Nhiều tổ chức quốc tế nhận định, nhu cầu tín dụng hiện nay đang ở mức thấp, mặc dù lãi suất đã giảm. Chính vì vậy, việc cắt giảm lãi suất thêm nữa cần tính toán đến nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề tỷ giá.

Sau khi trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên ở Châu Á cắt giảm lãi suất điều hành hồi đầu tháng 4/2023, NHNN đã có 4 lần cắt giảm lãi suất. Hiện lãi suất tái cấp vốn của NHNN đã giảm xuống 4,5%, giúp mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm. Quyết định này phản ánh rõ ràng sự cấp thiết của NHNN trong việc hỗ trợ tăng trưởng thông qua kênh tín dụng.

Nhìn ở góc độ khác, Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định, nhìn chung dư địa chính sách tiền tệ của Việt Nam không còn nhiều. Chính phủ đã không ít lần chỉ đạo NHNN xem xét nới lỏng và lãi suất đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, cần tính toán cả vấn đề tỉ giá, bởi nếu chỉ dùng các biện pháp này thời gian tới không mang lại hiêu quả, khi lực cầu nền kinh tế còn yếu.

Việc hỗ trợ bằng chính sách tài khóa cần thực hiện song hành với nới lỏng chính sách tiền tệ. Để giúp nâng cao năng suất và tính bền vững cho tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia khuyến nghị, Việt Nam cần tiếp tục cải cách, giảm nhẹ gánh nặng quy định hành chính cho các doanh nghiệp; đồng thời tái triển khai cải cách doanh nghiệp Nhà nước, nhằm tạo xúc tác thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Lê Hương -

Sỹ Cường