Nghị viện thế giới: Nghị viện Châu Âu tranh luận về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và người lao động (Phần 2)

Để buộc các thương hiệu lớn của châu Âu ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình, các nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu đã đề xuất và thông qua một Dự luật bao gồm các quy tắc về nghĩa vụ thẩm định và chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp.

Ngày 24/4/2013 đánh dấu một thảm họa kinh hoàng tại Bangladesh, khi tòa nhà Rana Plaza, vốn là công xưởng may mặc bất ngờ đổ sập. Khi đó, hàng ngàn công nhân Bangladesh đang cực nhọc lao động trong 5 xưởng may đông đúc bên trong tòa nhà 8 tầng này. Hơn 1.100 người thiệt mạng. Hơn 2.500 người bị thương. Nguyên nhân của vụ sập nhà được xác định là do chủ tòa nhà đã xây cất trái phép thêm 3 tầng và cho phép doanh nghiệp may mặc lắp đặt thêm các thiết bị có trọng lượng lớn, bất chấp cấu trúc của tòa nhà không cho phép.

Vụ việc gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn lao động tại các quốc gia đang phát triển, vốn là cỗ máy sản xuất cho thị trường phương Tây. Nguồn nhân công giá rẻ, không được bảo vệ, điều kiện làm việc cơ cực. Đó là chưa kể đến tác động tiêu cực đối với môi trường.

Để buộc các thương hiệu lớn của châu Âu ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình, các nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu đã đề xuất và thông qua một Dự luật bao gồm các quy tắc về nghĩa vụ thẩm định và chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp.

Các công ty lớn nhất hoạt động trong khối sẽ phải kiểm tra chuỗi cung ứng của mình để ngăn chặn, chấm dứt hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực đối với người lao động và môi trường, như lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, ô nhiễm hoặc mất đa dạng sinh học.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Kim Ngọc