Nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm với trăn trở gìn giữ làng tranh Đông Hồ

Đã từ lâu, làng tranh Đông Hồ trở thành một địa chỉ hấp dẫn trên bản đồ du lịch quốc tế. Thế nhưng, đến làng tranh Đông Hồ hôm nay, người ta chỉ thấy một ngôi làng làm hàng mã, chỉ duy nhất còn lại 2 hộ gia đình quyết tâm giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của tranh Đông Hồ. Cùng đến với vẻ đẹp của tranh Đông Hồ cũng như những trăn trở của nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm về sự thăng trầm của một làng tranh.

Xuất phát từ trong lòng quê của quê hương Kinh Bắc thì những hình ảnh trong tranh Đông Hồ đều là những hình ảnh gần gũi, chân thực với đời sống sinh hoạt của người dân.

Tranh Đông Hồ là in trên bản khắc gỗ. Để làm bản khắc gỗ thì đều phải làm từ gỗ cây thị. Gỗ cây thị thì ưu điểm nó không mối mọt. Tuổi đời rất cao. Muốn đục được đường nét này thì trước tiên mình phải lảm ra mẫu này trước. Sau đó mình mới đục theo những mẫu này. Trắng thì ta cho âm xuống, những nét đen ta để lại từ đó ta in sẽ nổi những đường nét này lên. Đấy là cái nghệ thuật của tranh Đông Hồ. Mẫu của tranh Đông Hồ thì muốn làm bản khắc mẫu thì đều phải làm ngược, làm ngược thì ta mới in ra xuôi. Đây là điểm khó.

Làm được bản khắc này rồi thì phải có cái giấy. Giấy của Đông Hồ là giấy gió. Giây gió, mình phải đi mua về sau đó mình phải quét con sò điệp thì mới in được tranh. Đông Hồ từ xưa đến nay thì có 5 màu cơ bản và 5 màu đó đều là màu tự nhiên. Màu trắng từ con sò điệp, màu xanh bằng lá của cây tràm, màu đen từ lá cây tre, màu vàng là hoa hoè và màu đỏ là thỏi son. Công đoạn in tranh Đông Hồ bao giờ cũng in màu đỏ trước. Và in màu xanh, sau in màu hồng và cuối cùng là in màu đen . Mỗi một ngày mình sẽ in được một màu. Ngày hôm nay in màu đỏ thì ngày mai mình in màu xanh cứ như vậy bốn màu hết bốn ngày mà năm màu thì hết năm ngày.

Thời hưng thịnh nhất của tranh Đông Hồ là từ trước 1945. Sau 1945, chiến tranh liên miên, đời sống kinh tế khó khăn, hết Kháng chiến chống Pháp đến Kháng chiến chống Mỹ.

Nghệ nhân NGUYỄN ĐĂNG TÂM cho biết mãi đến năm 1991 ông mới bắt đầu quay lại với nghề này. Những ngày đầu thì nó vô vàn khó khăn tư đi sưu tầm mẫu, đi tìm lại khách hàng. Đến nay rất buồn khi gọi là làng nghề tranh Đông Hồ nhưng thực tế chỉ có 2-3 hộ làm. Mong muốn người dân trong làng có 17 dòng họ thì ít nhất cũng phải có 17 cái nhà đại diện cho 17 dòng họ đó làm tranh. Mong muốn tranh dân gian của làng chứ không phải tranh của một vài hộ nào cả.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!

Ngọc Tuấn