Nga rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS sau năm 2024 để xây dựng trạm riêng

Trong một động thái khác, Nga vừa thông báo quyết định rút khỏi Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sau năm 2024, khẳng định nỗ lực xây dựng trạm không gian riêng. Theo các nhà phân tích, động thái này đang phủ bóng đen lên lĩnh vực hợp tác hiếm hoi giữa Nga và Mỹ chưa bị ảnh hưởng bởi căng thẳng liên quan đến chiến sự ở Ukraine.

Ông YURI BORISOV, Giám đốc điều hành Tập đoàn ROSCOSMOS: “Như các bạn đã biết, Nga đang tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Chúng tôi sẽ hoàn thành  mọi nghĩa vụ của mình với các đối tác, nhưng quyết định rút khỏi trạm sau năm 2024 đã được đưa ra. Tôi nghĩ rằng đến thời điểm này Nga nên bắt đầu đầu xây dựng một trạm vũ trụ của riêng mình.”

Ông Yuri Borisov, giám đốc điều hành Roscosmos, tập đoàn do nhà nước Nga kiểm soát phụ trách chương trình vũ trụ đã tuyên bố như vậy trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.”

CHẤM DỨT HỢP TÁC VŨ TRỤ NGA – MỸ?

Trạm Vũ trụ quốc tế ISS được phóng vào không gian năm 1998, với sự hợp tác của các cơ quan vũ trụ Nga, Mỹ, Nhật Bản, Canada và châu Âu. Trạm được chia thành các khu vực của Nga và Mỹ, trong đó khu vực của Mỹ sau này do Mỹ và những nước khác tham gia dự án điều hành. Trạm được thiết kế trên có sở tương hỗ, bên này không thể hoạt động mà không có bên kia.

Sau hơn 2 thập kỷ hợp tác, Trạm vũ trụ ISS được coi là biểu tượng về hợp tác Nga – Mỹ trước những căng thẳng giữa hai nước những năm gần đây, đặc biệt là trước cuộc xung đột Nga – Ukraine trong năm nay. Chính vì vậy, tuyên bố “rút khỏi trạm sau năm 2024” của Nga được cho là bước đi làm sụp đổ biểu tượng này, chưa kể sẽ ảnh hưởng không chỉ đối với hợp tác vũ trụ giữa hai nước mà còn đối với cả hợp tác vũ trụ quốc tế. Mỹ đã lên tiếng cho rằng đây là một quyết định đáng tiếc từ phía Nga.

Ông NED PRICE, Người phát ngôn Nhà Trắng: "Đây là một quyết định đáng tiếc cho những công trình khoa học quan trọng được thực hiện tại ISS, sự hợp tác chuyên môn mà hai nước đã có trong nhiều năm. Mỹ và Nga đã hợp tác trong lĩnh vực khám phá không gian trong nhiều năm qua. Xung đột Nga – Ukriane rõ ràng đã làm thay đổi mối quan hệ giữa 2 nước, tuy nhiên chúng tôi vẫn còn các mục tiêu chung khác.
Các chuyên gia cũng đưa ra đánh giá đa chiều trước thông tin của Nga vừa đưa ra. Việc thông báo rút khỏi ISS trước năm 2024 cho thấy Nga vẫn còn bỏ ngỏ khả năng “rút lại” thông tin này. Cũng có ý kiến nhận định, hiện các giá trị mà ISS đem lại không còn hiệu quả đối với Nga trong môi trường địa chính trị hiện nay".

Hồng Nhung