Nên đẩy mạnh thủ tục tranh chấp rút gọn để tránh việc phải ra toà tranh chấp chỉ vì một chai nước hỏng

Tại phiên thảo luận về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sáng 2/11, đại biểu Nguyễn Hải Nam (đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế) đề xuất đẩy mạnh việc sử dụng thủ tục tranh chấp rút gọn để giải quyết tranh chấp thương mại.

Theo quy định hiện hành, để giải quyết tranh chấp thương mại cần 4 bước: thương lượng, hoà giải, trọng tài và toà án. Theo đại biểu, quy trình này khá mất thời gian và người dân cũng khó có thể tiếp cận. Trên thực tế, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thủ tục tranh chấp rút gọn đã được đề xuất từ 5 năm trước, tuy nhiên ít được sử dụng và người dân không được cập nhật nhiều về nội dung này, dẫn đến quá trình giải quyết tranh chấp còn phức tạp, ví dụ như chỉ một chai nước bị hỏng, theo đúng quy trình cũng phải mang ra toà án để tranh chấp.

Đại biểu Nguyễn Hải Nam đề nghị toà án, viện kiểm sát xem xét thêm nội dung về thủ tục tranh chấp rút gọn và các đường dây nóng để quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo, bởi bảo vệ lợi ích người tiêu dùng cũng chính là bảo vệ quyền công dân.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Mai Phương