Năm 2022 chấp nhận mặt bằng lãi suất cao để ổn định kinh tế vĩ mô

Là trưởng ngành đầu tiên giải trình các vấn đề ĐBQH quan tâm, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã giải trình về một số vấn đề như lãi suất cho vay cao, điều hành room tín dụng, việc doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng, hay việc xử lý các ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém.

Về điều hành lãi suất và tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, tình hình năm 2022 có nhiều diễn biến mới, phức tạp, khó lường, vì vậy các nhiệm vụ khó có thể đạt được cùng lúc. Với vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhu cầu giảm lãi suất là mong muốn của doanh nghiệp khi vay vốn từ trước tới nay. Tuy nhiên, điều hành lãi suất cần được thực hiện trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô về đảm bảo đại cục, bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Giải trình về vấn đề các điều kiện tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, đại diện NHNN cho biết, nếu như trước kia, các trình tự thủ tục cần chặt chẽ, hướng đến doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo. Thì nay, hệ thống các ngân hàng đã nới lỏng hơn, thay vì cần có tài sản đảm bảo, các ngân hàng sẽ hướng đến đánh giá về khả năng trả nợ cùa doanh nghiệp, để từ đó xây dựng điều kiện cấp vốn cho doanh nghiệp tương đương.

Thống đốc NHNN cho biết thêm, điều hành chính sách tiền tệ cần kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, năm 2022, có 2 lý do khiến thị trường phải chấp nhận mặt bằng lãi suất cao hơn, đó là lãi suất quốc tế, đồng USD liên tục tăng nhanh và mạnh, còn trong nước lạm phát vẫn ở mức cao hơn so với năm 2021. Bên cạnh đó, áp lực mất giá của đồng Việt Nam là lớn khi các nước thắt chặt chính sách tiền tệ, vì vậy, chính sách tiền tệ cần hướng đến mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!