Lấp đầy những “lỗ hổng” pháp lý trong phòng, chống mua bán người

Tại Việt Nam, tội phạm mua bán người xuất hiện trên khắp 63 tỉnh, thành với những biến hóa khôn lường. Thực trạng trên đòi hỏi đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người để vừa phù hợp với thực tiễn, vừa trấn áp tội phạm mua bán người, vừa bảo đảm quyền cho nạn nhân.

Do nhu cầu quán em có nhu cầu tết nên em vào Thanh hoá đón bạn. Bạn đề xuất ứng 13 triệu để trả cho quán cũ. Khi làm việc với cơ quan công an em biết hình thức của em buôn bán người.

Các đối tượng này vừa bị CQ CSĐT công an thành phố Hải Phòng bắt giữ về hành vi mua bán người từ Thanh Hoá ra Hải Phòng.

Chỉ vì tin lời quảng cáo sang làm việc tại nhà hàng được hưởng mức lương cao từ 15-20 triệu/tháng. Nạn nhân này đã nghe lời dụ dỗ của các đối tượng buôn người sang Camphuchia làm việc.

Thống kê, nạn nhân của tội phạm mua bán người có 73% là phụ nữ, gần đây mua bán nam giới có xu hướng gia tăng. Mục đích phạm tội được xác định như để bóc lột tình dục, để cưỡng bức lao động. Từ thực tế nêu trên cho thấy, hành lang pháp lý về phòng, chống mua bán người cũng như việc xử lý tội phạm, trợ giúp nạn nhân cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Trước những bất cập bộc lộ ngày càng rõ, những quy định liên quan đến phòng, chống mua bán người sau khi nghiên cứu sửa đổi, bổ sung được kỳ vọng sẽ giúp các cơ quan chức năng có căn cứ đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm; tăng hiệu quả trợ giúp nạn nhân hòa nhập xã hội. 

Khánh An -

Việt Hà