Khoác áo mới cho Làng nghề truyền thống

Làng gốm Thanh Hà có tuổi đời gần 500 năm, là làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hội An, tỉnh Quảng Nam với sản phẩm đặc trưng là gốm đỏ. Tuy nhiên từ xa xưa, người dân làng gốm cũng đã sáng tạo ra một loại men gốm khá đặc biệt, dùng trong sản xuất ngói để tiến cung, xây dựng kinh thành Huế.

Ký ức về một loại men gốm rất riêng, từng được dùng sản xuất ngói tiến cung của làng nghề Thanh Hà chỉ tồn tại trong ký ức của những người nghệ nhân già của làng gốm. Nhưng nó là sự tự hào của cả một làng nghề lâu nay chỉ sản xuất gốm đỏ - màu đặc trưng của phù sa sông Thu Bồn.

Anh NGUYỄN VIẾT SƠN, Làng gốm Thanh Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam: Có một số ngói, gọi là ngói âm dương, phần đầu ngói chụp lấy viên ngói là của làng gốm Thành Hà làm. Trong đó có loại men Gia Lương. Men đó ngày xưa chỉ có 1 người biết chế tác thôi, trấu tro người ta pha với gì đó, cái đó là cái bí quyết của thợ men rồi. Họ mới làm ra viên ngói đó, mới đem ra cung đình Huế. 25”

Từ những lời truyền miệng của các cụ ông, cụ bà trong làng, Nguyễn Viết Lâm - chàng trai trẻ làng gốm Thanh Hà đã miệt mài nghiên cứu để phục dựng lại men gốm xưa. Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả những sáng tạo dựa trên kinh nghiệm hàng trăm năm của làng nghề truyền thống.

Anh NGUYỄN VIẾT LÂM, Làng gốm Thanh Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam: Trấu, nghêu và vôi để tạo ra dòng men ngày xưa, gọi là men thô. Cho nên mình cố tìm hiểu, bỏ thêm những điều mình vừa mới biết vào để tạo ra dòng men thuộc loại hữu cơ, 70-80% là giống với ông bà mình. Mình cũng rất là vui. Song song đó mình cũng tạo ra nhiều dòng men mới, hiện đại, phù hợp cho du khách hơn. 34”

Màu men gốm cổ của Thanh Hà thường hơi trầm, thiên về tông xanh và nâu đất. Với những hiểu biết hiện đại, các sản phẩm gốm men mới của Thanh Hà ngày nay vẫn giữ nguyên tông màu cũ, nhưng biến tấu hơn với những hoạ tiết màu sắc tươi vui, đáp ứng thị hiếu của phần đông du khách đến tham quan.

Ông NGUYỄN HÀO, Phó BQL làng gốm Thanh Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam: Về mặt địa phương cũng có những chương trình hỗ trợ, về lò nung, vì men đòi hỏi phải nung điện chứ không nung thủ công được. Trên cơ sở em Lâm nếu thành công thì địa phương sẽ mở những lớp đào tạo để từng bước đa dạng hoá sản phẩm đối với dòng gốm của Thanh Hà. 30”
Vẫn là những sản phẩm gốm thủ công làm bằng tay tại chỗ, nhưng giờ đây làng gốm Thanh Hà đã khoác lên mình chiếc áo với. Đa dạng sản phẩm, đa dạng các mặt hàng lưu niệm….những người trẻ ở Thanh Hà đã và đang đóng góp rất lớn vào việc bảo tồn, phát huy tinh hoa của một làng nghề truyền thống./.
 

Lê Quang