Hoàn thiện Thông tư, Nghị định càng lâu, doanh nghiệp càng thiệt hại, cơ hội đầu tư bị lãng phí càng nhiều

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho biết, có rất nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết của luật đến nay vẫn chưa được ban hành, điều này làm cho luật không đi vào thực tế, gây cản trở sự phát triển của đất nước.

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân cho biết, có rất nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết của luật đến nay vẫn chưa được ban hành, điều này làm cho luật không đi vào thực tế, gây cản trở sự phát triển của đất nước.

Vì vậy, cử tri Bình Dương kiến nghị Quốc hội, Chính phủ lấy kết quả hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật làm căn cứ để đánh giá hiệu quả của các Bộ, ngành trung ương hàng năm và căn cứ để lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6. Bởi đây là nhiệm vụ đột phá do Đảng đề ra nhưng hằng năm vẫn chậm. Đại biểu đặt vấn đề, liệu có phải kỷ luật, kỷ cương trong hoàn thiện thể chế, chính sách chưa nghiêm?..

Đại biểu chia sẻ, tại buổi tiếp xúc cử tri với doanh nghiệp và người dân tỉnh Bình Dương trước Kỳ họp thứ 5, cử tri mong muốn cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước phải kiểm soát chặt chẽ số lượng, chất lượng việc sửa đổi thể chế pháp luật của Chính phủ và bộ, ngành theo hướng ưu tiên cho kiến tạo phát triển hơn là quản lý.

Trên cơ sở những lĩnh vực cử tri bức xúc nhất trước mỗi kỳ họp, đại biểu kiến nghị Quốc hội cần nghiên cứu, bố trí thảo luận và phân tích sâu theo từng nhóm, lĩnh vực, tránh dàn trải để đánh giá. Qua đó, xem xét có cần thiết phải sửa thể chế hay không, hoặc cần có giải pháp như nào để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, đưa giải pháp vào danh mục những công việc cần làm ngay trong Nghị quyết của Kỳ họp. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công, giám sát chặt chẽ việc thực hiện và công khai kết quả cho cử tri được rõ. Đại biểu nhấn mạnh, việc hoàn thiện Thông tư, Nghị định càng lâu thì doanh nghiệp, người dân thiệt hại bấy nhiêu, gây lãng phí, nhiều cơ hội đầu tư và phát triển của đất nước.

Mặt khác, với khối lượng thể chế cần hoàn thiện rất lớn nhưng con người và nguồn lực hiện nay còn hạn chế, đại biểu cho rằng cần áp dụng mạnh mẽ công nghệ, kỹ thuật lập pháp tiên tiến, hiện đại để phát hiện nhanh các mâu thuẫn, chồng chéo và sửa đổi, bổ sung kịp thời các thể chế, chính sách.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!