Hà Nội: Một số ao hồ sắp bị "xóa sổ" vì xâm lấn đổ phế thải

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố. Chủ trương này là điều cần thiết để bảo vệ ao, hồ của thủ đô. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV THQHVN mới đây, hàng loạt ao, hồ đã và đang bị lấn chiếm, ô nhiễm trầm trọng, thậm chí có nguy cơ bị xoá sổ.

Từ một điểm đổ rác thải tự phát ven hồ khu vực ngõ 587 Tam Trinh, quận Hoàng Mai. Hiện bãi rác lớn này đang nhăm nhe xâm chiếm mặt hồ. Mặc có biển báo cấm, việc đổ trộm rác, phế thải vẫn diễn ra.

Có giá trị rất quan trọng trong việc điều hoà không khí, tiêu thoát nước ngày mưa. Tuy nhiên, nhiều ao hồ ở Hà Nội đang trong tình trạng bị đổ rác thải, phế thải. Nhiều nơi còn bị xâm lấn trái phép. Khiến cho nhiều ao hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội đang dần bị biến mất do tác động của con người.

Cũng tại quận Hoàng Mai, ở ngõ 99 Định Công Hạ, rác, phế thải đống cao, đống lớn đổ xung quanh bờ ao. Thậm chí, có dấu hiệu cải tạo lấn chiếm ở khu vực này. 

Ngõ 298 Trần Điền nổi tiếng có dòng sông rác khổng lồ. Do dự án đường Vành đai 2,5 chậm tiến độ lâu ngày. Bờ mương ở đây đã trở thành nơi tập kết, đổ trộm rác thải, khiến dòng nước không thể lưu thông.

Người dân bức xúc, mong mỏi liệu khi dự án hoàn thành, con mương này có được hồi sinh?

Cũng do tốc độ đô thị hoá đã làm rút mạch nước ngầm, khiến ao Láng (đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ) bị khô cạn. Cây dại bao phủ khắp bề mặt.

Cách đó khoảng 500m, dự án cải tạo ao Thuỳ Dương, phường Quảng An chậm triển khai, gây lãng phí. Hạ tầng xung quanh nhếch nhác, ẩn thấp, tiềm ẩn ổ dịch sốt xuất huyết.

Theo các chuyên gia, việc ao hồ bị xâm lấn, ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt. Các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân.

Truyền hình Quốc hội Việt Nam