Gỡ nút thắt vật liệu trong giải ngân vốn đầu tư công

Sáng ngày 18/10, Trong khuôn khổ Diễn đàn "Phát hiện những nút thắt trong thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế” do Kiểm toán nhà nước tổ chức, đã diễn ra hội thảo chuyên đề: “Đầu tư công: Những nút thắt thông qua thực tiễn kiểm toán”.

Trong bối cảnh giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm 2023 đã đạt hơn 51%, tương đương với giá trị  hơn 363.000 tỉ đồng. Nếu coi đầu tư công  là một trong những động lực chính cho tăng trưởng thì kết quả này vẫn chưa đạt kỳ vọng của Chính phủ. Một trong những nút thắt được chỉ ra đó là việc thiếu nguồn cung vật liệu khi thi công nhiều công trình trọng điểm trên cả nước.

2023 là năm có số vốn đầu tư công lớn, khởi công hàng loạt dự án trọng điểm khiến nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu tăng cao. Trong khi đó, thủ tục cấp phép, bàn giao mỏ phức tạp, mất nhiều thời gian.

Đơn cử như tại Hà Nội, việc triển khai dự án Vành đai 4 gặp nhiều khó khăn do địa bàn không có mỏ đất tại chỗ.

Dưới góc độ của nhà thầu, việc thiếu vật liệu đất đắp, điển hình là thiếu cát tại khu vực ĐBSCL khiến nhà thầu phải thi công cầm chừng, thậm chí dừng thi công…

Đại diện Bộ Tài nguyên môi trường cho rằng: Đến thời điểm này, cơ chế cấp phép cho đường cao tốc đã hoàn chỉnh, tuy nhiên, vấn đề nằm ở khâu tổ chức thực hiện.

Để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đại diện Kiểm toán Nhà nước cũng đưa ra một loạt kiến nghị. Theo đó, các cơ quan chức năng, địa phương cần sớm có giải pháp để bình ổn giá nguyên vật liệu xây dựng, đảm bảo nguồn cung, tránh tình trạng thiếu hụt như hiên nay; có hướng dẫn thực hiện điều chỉnh hợp đồng, giá hợp đồng trước biến động của giá vật liệu.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

 

Nguyễn Duyên -

Ngọc Tuấn