FOCUS: Tràn lan bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng

Thống kê trung bình, 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi khoảng 500-700 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu và thuốc trừ sâu từ nước ngoài. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan, chưa có biện pháp xử lý triệt để và hợp lý đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí; gây độc cho con người, làm mất cân bằng tự nhiên.

Trong 150 hộ dân tại thôn Toàn Thắng, xã Bách Thuận thì có tới 140 hộ dân làm nghề trồng cây cảnh lưu niên. Để chăm sóc cho những vườn cây cảnh đạt tiêu chuẩn, xanh tốt, không sâu bệnh, nhiều năm nay, hầu hết các hộ gia đình trong thôn đều phải sử dụng thuốc trừ sâu.

Điều đáng nói, trước đây đa phần người nông dân chưa nắm rõ cách thức sử dụng và xử lý đúng cách đối với bao bì hóa chất, thuốc BVTV, nên thường vứt bừa bãi vỏ bao bì ra môi trường.

Tình trạng này cũng diễn ra ở nhiều nơi. Đây là cánh đồng Ngọc Mỹ, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ. Dọc theo con kênh thủy lợi dẫn ra cánh đồng có rất nhiều chai lọ đựng thuốc trừ sâu, diệt chuột, vỏ thuốc trị bệnh cho cây trồng, cùng hàng chục bao bì phân bón hóa học sau khi sử dụng được vứt trên khắp cánh đồng.

Theo nghiên cứu, bao bì thuốc BVTV sau sử dụng bao giờ cũng còn tồn dư một phần thuốc. Nếu vứt bao bì bừa bãi trên đồng ruộng, thuốc sẽ khuếch tán vào nước tưới, nước mưa bị rửa trôi xuống nước ngầm và nước mặt gây ô nhiễm trực tiếp hệ sinh thái. Trường hợp đem bao bì đốt không đúng quy trình an toàn, nguy cơ phát thải Dioxins là rất lớn.

Chính vấn đề này đã làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Một số loại có tính năng hóa học ổn định, khó phân hủy, nên sẽ tích luỹ trong môi trường, có thể gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Kim Thanh -

Kim Thoa -

Hiền Trang -

Anh Khoa