Đưa nghị quyết vào cuộc sống: Để không còn cán bộ đạt phiếu “tín nhiệm cao” nhưng sau đó lại vi phạm kỷ luật Đảng

Việc lấy phiếu tín nhiệm nếu làm không nghiêm sẽ khó đánh giá đúng. Đánh giá không đúng dẫn đến bố trí sai sẽ là nguy cơ cho dân, cho nước.

Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: việc lấy phiếu tín nhiệm là để thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn các chủ trương, đường lối, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt giúp người được lấy phiếu tín nhiệm "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và không ngừng nâng cao trách nhiệm nêu gương.

Điểm đáng chú ý của việc lấy phiếu tín nhiệm lần này so với nhiệm kỳ Khóa 11 và Khóa 12, đó là kết quả phiếu tín nhiệm không chỉ có ý nghĩa tham khảo mà theo Quy định 96 của Bộ Chính trị vừa ban hành thì kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua một số cán bộ đạt phiếu “tín nhiệm cao” nhưng sau đó lại vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước. Vậy, cần làm gì để không xảy ra vi phạm hoặc lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm để gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh. Cần làm gì để việc lấy phiếu tín nhiệm trong Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân thời gian tới đạt được kết quả thực chất, thực sự là căn cứ quan trọng để bố trí cán bộ cho nhiệm kỳ tới?.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!