Đối thoại chính sách: Hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát sinh vật ngoại lai

Sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đa dạng sinh học của nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại hầu như ít được chú ý cho đến nửa đầu những năm 1990, khi dịch ốc bươu vàng bùng phát từ đồng bằng sông Cửu Long đến đồng bằng Bắc Bộ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp.

Kể từ đó, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại mới từng bước được nhìn nhận như một vấn đề thời sự đối với Việt Nam. Nhằm ngăn chặn những hệ luỵ do sinh vật ngoại lai gây ra, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định số 1896 ngày 17/12/2012 về Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020. Kể từ khi có quyết định này, công tác quản lý và kiểm soát sinh vật ngoại lai cũng đã thu được nhiều kết quả tích cực.

Để cùng bàn luận về vấn đề này cũng như những giải pháp nhằm kiểm soát các nguồn sinh vật ngoại lai mới, chúng tôi đã mời tới trường quay của Truyền hình Quốc hội Việt Nam 3 vị khách mời:

Xin trân trọng giới thiệu:

- PGS.TS Lê Xuân Cảnh - nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật;

- Bà Tạ Thị Kiều Anh - Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học Việt Nam;

- Ông Lê Phương Triều - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật,  Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Bích Nhung -

Anh Thư