Doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng cần chính sách để phát triển hiện đại, lưỡng dụng

Theo Nghị quyết 08/2022 của Bộ Chính trị, xây dựng nền Công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng. Đây là lĩnh vực rất đặc thù, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, lại vừa đáp ứng nhu cầu kinh tế. Thực tế sản xuất cho thấy, các doanh nghiệp Công nghiệp quốc phòng đang rất cần có Luật để tạo hành lang pháp lý vững chắc, quy định các chính sách đặc thù, vượt trội.

Đây là 1 khu vực sản xuất dây nổ phục vụ nhiệm vụ lưỡng dụng quốc phòng kết hợp kinh tế. Trong lĩnh vực quốc phòng, từ đây sẽ sản xuất ra những bộ lửa, liều phóng cho đạn pháo chống tăng, súng cối. Còn trong phát triển kinh tế, sẽ phục vụ cho công nghiệp khai thác, khoan phá các công trình, hầm dân dụng. Tính chất đặc thù của công việc này là thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ cháy nổ, nguy hiểm.

Các sản phẩm lưỡng dụng của Nhà máy trong thời gian qua không chỉ phục vụ nhu cầu của Quân đội mà còn được xuất khẩu. Tuy nhiên một số dây chuyền đã được đầu tư từ hàng chục năm nay, nguồn lực đầu tư mới rất lớn. Do các sản phẩm có tính nguy hiểm, việc vận chuyển cũng gặp khó khăn. 

Còn đối với Nhà máy này, để tối ưu hóa hiệu quả máy móc và tận dụng nguồn nhân công lao động, các dây chuyền sản xuất thuốc nổ TNT không chỉ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng mà còn hướng tới các thị trường ngoài nước. Tuy nhiên để có thể đầu tư được các dây chuyền hiện đại, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, doanh nghiệp cần có hành lang pháp lý, cơ chế chính sách vững chắc.
 
Theo dự thảo Luật, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng danh mục công nghệ lưỡng dụng phục vụ công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh được ưu tiên đầu tư phát triển. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để Công nghiệp Quốc phòng An ninh phát triển lưỡng dụng, hiện đại.

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết! 

Khắc Phục -

Cao Hoàng