Diễn đàn kinh tế: Tăng năng suất lao động - nhiệm vụ cốt lõi, cấp thiết

Theo Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2016-2018, năng suất lao động tăng 5,77%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015.

Tính chung giai đoạn 2011-2018, năng suất lao động tăng bình quân 4,88%/năm, giúp Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, so sánh với các nước trong khu vực, năng suất lao động của nước ta vẫn ở mức thấp. Đáng lo ngại khi 3 năm trở lại đây chỉ tiêu này liên tiếp không đạt.

Năm 2021, chỉ tiêu này chỉ đạt 4,71%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là 4,8%

Năm 2022, chỉ tiêu này cũng chỉ dừng ở mức 4,8%, tiếp tục không đạt mục tiêu kế hoạch.

Năm 2023 dự kiến đạt 4,7-5,3%, năng suất lao động lại 1 lần nữa “ lỡ hẹn”.

Đáng chú ý, cả nước chỉ có khoảng 26,1% người có việc làm đã qua đào tạo.

3,7 triệu người làm công việc tự sản tự tiêu, điều này đồng nghĩa tất cả đều không có bằng cấp, chứng chỉ.

Tổ chức Năng suất châu Á (APO) đánh giá năng suất lao động của Việt Nam tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, so với Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm

Câu hỏi đặt ra là: Nếu năng suất lao động cứ mãi thế này, bao giờ người Việt Nam mới vươn tới mức thu nhập bình quân trên đầu người từ 15 nghìn USD đến 18 nghìn USD?

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Diệu Huyền