• 3099 lượt xem
  • 14:14 13/05/2023
  • Xã hội

Đẩy mạnh đào tạo nghề theo hướng xuất khẩu lao động

Hiện nay, không chỉ đào tạo theo yêu cầu của thị trường trong nước, các trường nghề còn tăng cường phối hợp, kết nối, nhằm xuất khẩu lao động có tay nghề ra nước ngoài. Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính đến cuối năm 2022, lực lượng lao động Việt Nam đã có mặt tại 40 quốc gia trong hơn 30 lĩnh vực, ngành nghề.

Đã học xong 2 năm chuyên ngành sửa chữa ô tô, Nguyễn Công Chiến tiếp tục tham gia khóa đào tạo kỹ thuật viên bảo dưỡng xe ô tô do giảng viên của Nhật Bản sang để đào tạo trực tiếp. Đây là cơ hội để Chiến có thể hoàn thành việc học, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng từ nước bạn theo hình thức liên kết.

Thay đổi cách thức, đưa lao động có tay nghề ra xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cao hơn cho người lao động đang là mục tiêu mà các trường nghề hướng đến.

Lớp học này có 28 học viên được đào tạo theo hình thức liên kết, trải qua các cuộc kiểm tra đánh giá, toàn bộ học viên đã được ký hợp đồng lao động với đối tác nước ngoài.

Đào tạo gắn kết với doanh nghiệp là yêu cầu mà giáo dục nghề nghiệp hướng đến, không chỉ chủ động tìm đến bắt tay với các doanh nghiệp để liên kết đào tạo mà những cơ chế chính sách của nhà nước cũng đã thu hút, khuyến khách các doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo để doanh nghiệp không phải mất công đào tạo lại.

Việc tăng cường lao động được đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, và đơn vị giáo dục nghề nghiệp không chỉ đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp nước ngoài mà còn góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp sau khi ra trường.

 

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Phạm Cường