Đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho tương lai

Từ sau công cuộc đổi mới của đất nước, với sự quan tâm của Đảng, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hướng dẫn, ủng hộ của Quốc hội, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách phát triển văn hoá đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Tuy nhiên, vẫn còn “khoảng trống” trong khung khổ pháp lý để phát triển văn hoá. Các quy định của pháp luật hiện hành về huy động nguồn lực cho thấy văn hóa chưa hoàn toàn là ngành nghề được ưu tiên, khuyến khích, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa còn bị gián đoạn. Vì vậy, hội thảo hướng đến các giải pháp khơi thông các điểm nghẽn trong thể chế, chính sách, huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa. 

Giải pháp mà Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra trong báo cáo trung tâm nhấn mạnh cần phải lấp đầy các “khoảng trống về pháp lý” tạo cơ sở, nguồn lực phát triển văn hoá như: Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa; Luật Quảng cáo; tiếp tục điều chỉnh 1 số luật chuyên ngành và ban hành một số nghị định như luật Đầu tư, Luật PPP…

Tham luận của PGS.TS Đoàn Minh Huấn chỉ ra vai trò của từng loại nguồn lực, cơ chế và giải pháp kết nối, phân bổ, sử dụng hiệu quả các loại nguồn lực nhà nước, nguồn lực doanh nghiệp và nguồn lực xã hội phục vụ phát triển văn hóa trong giai đoạn mới.

Nhân lực có ý nghĩa quan trọng, là chủ thể của văn hóa, sáng tạo và duy trì văn hóa. Giáo dục là lĩnh vực tạo dựng con người, phát triển con người. Giáo dục mở đường đến đâu, văn hóa phát triển được tới đó. Bài tham luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn bàn về giáo dục để phát triển văn hóa.

Các đại biểu cũng bày tỏ tin tưởng và kỳ vọng sau Hội thảo này, cả hệ thống chính trị sẽ thống nhất nhận thức, hành động trong xây dựng thể chế, chính sách phát triển văn hoá của đất nước để “khơi thông nguồn lực” và “thúc đẩy sáng tạo”, chuyển hóa các trụ cột tài nguyên văn hóa vốn vô cùng giàu có, phong phú của dân tộc thành sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!