Cử tri kỳ vọng vào lá phiếu trách nhiệm từ Đại biểu Quốc hội

Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm góp phần đánh giá uy tín, kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, giúp chính người được lấy phiếu tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở, căn cứ để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Cử tri đang kỳ vọng những gì từ việc lấy phiếu tín nhiệm lần này?

Ông TRẦN NGỌC TOÁN; Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 4, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

"Có rất nhiều cho các vị tư lệnh ngành mà dư luận nhân dân đánh giá nó chưa đạt được cái mức đó nhưng mà cái số phiếu thì nó sẽ rất là cao. Vậy thì lần này với 44 chức danh, trừ những cái chức danh vừa bầu năm nay không lấy phiếu tin nhiệm thì lần này thì hy vọng là người dân chỉ mong muốn là nó là công tâm, để những người đó biết là mình đã làm tốt với dân những cái gì, với đất nước những gì.."

Ông NGUYỄN CHÍ TÂM, Xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi

“Phải nói rằng là khi lấy phiếu tín nhiệm mà bỏ phiếu tín nhiệm cho thật chính xác là một điều rất khó khăn, phải nói là như vậy nên cử tri cũng rất mong muốn rằng, các đại biểu của Quốc hội phải nhìn nhận thật kỹ, thật chu đáo và sáng suốt."

Ông DƯƠNG ĐỨC HUY, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai

"Nhiều cán bộ sau khi mà bầu xong, cái việc giám sát lời hứa của họ trước khi tranh cử mặc dù là đặt ra nhưng chưa được thực sự thực chất. Chính vì vậy việc lấy tín nhiệm này chúng tôi kỳ vọng mỗi người được bầu người ta sẽ chịu trách nhiệm hơn với bản thân mình, với lời hứa của mình trước cử tri."

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam