Còn nhiều thách thức cho ngành dệt may

Ngành dệt may Việt Nam đang chịu ảnh hưởng lớn bởi sự sụt giảm đơn hàng từ các thị trường truyền thống là Mỹ, EU. Thiếu đơn hàng, phải chấp nhận cả đơn hàng không thuộc thế mạnh, thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may còn phải đối mặt với khó khăn do đơn giá giảm sâu, thậm chí giảm đến trên 50% so với các năm trước.

Mức giảm sâu do tác động bởi lạm phát kinh tế toàn cầu, đồng thời còn do áp lực “xanh hóa” của ngành dệt may.

Doanh nghiệp dệt may này đã hoàn thiện các chứng chỉ “sản phẩm xanh” theo yêu cầu khắt khe của các thị trường lớn trên thế giới.

Dù vẫn chưa qua giai đoạn khó khăn, song doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sẽ cải thiện, sẽ nhận được nhiều đơn hàng vào cuối năm 2023.

Thay đổi quy trình-công nghệ sản xuất theo hướng “xanh” cho thấy hướng phát triển bền vững hơn, nâng cao hơn sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế đối với doanh nghiệp ngành dệt may. Điều này cũng cho thấy ngành dệt may Việt Nam đang nỗ lực bắt nhịp xu thế thị trường. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, rào cản trong quá trình chuyển dịch này.

Vẫn còn nhiều khó khăn những tháng cuối năm, nên mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 45-47 tỷ USD trong năm 2023 rất khó khả thi. Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp dệt may phải tiếp tục xoay xở tìm đơn hàng nhằm duy trì sản xuất, giữ chân người lao động.

Để tháo gỡ khó khăn, doanh nghiệp dệt may càng phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ “xanh” hóa, số hóa, đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu. Doanh nghiệp cũng mong muốn chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có chính sách hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp dệt may thêm động lực, điều kiện “chuyển đổi xanh” tử giai đoạn cuối năm 2023.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam