Châu Âu tìm cách cắt dòng năng lượng cuối cùng với Nga

Châu Âu đang tìm giải pháp cắt nguồn khí đốt hóa lỏng nhập từ Nga, từ đó chặn nguồn cung tài chính quan trọng với Moscow.

Nhằm tăng sức ép với Nga vì chiến dịch tại Ukraine, các nước châu u năm 2022 đã quyết định đoạn tuyệt với nguồn nhiên liệu hóa thạch của nước này, cấm nhập khẩu dầu thô và diesel từ Moscow, hạn chế khí đốt qua đường ống, đồng thời tìm kiếm những nhà cung cấp mới để thay thế.

Nhưng một lỗ hổng trong các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga là khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Gần đây, châu u đã có những động thái nhằm cắt nguồn năng lượng cuối cùng này từ Nga, từ đó chặn nguồn cung tài chính quan trọng với Moscow.

Ủy viên Năng lượng của Liên minh châu u (EU) Kadri Simson đã yêu cầu các công ty trong khu vực hạn chế ký hợp đồng mới với các nhà cung cấp LNG Nga. Đề xuất này hướng đến việc cho phép mỗi nước thành viên áp lệnh hạn chế nhập khẩu riêng, đồng thời ngăn các công ty Nga đặt chỗ lưu trữ tại những kho LNG của họ.

Hà Lan, một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất châu u, cho biết họ đã cấm ký hợp đồng nhập khẩu mới và yêu cầu các công ty loại bỏ dần LNG Nga khỏi hệ thống cửa hàng của họ.

Theo ước tính, xuất khẩu LNG của Nga sang châu u có giá trị khoảng 27 tỷ USD vào năm ngoái, do giá khí đốt tự nhiên tăng vọt. Cắt đứt nguồn nhập khẩu LNG này sẽ là hành động cuối cùng trong chiến lược quyết liệt của châu u nhằm thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga.

Tính đến đầu tháng 4/2023, các kho dự trữ khí đốt của châu u đã được lấp đầy khoảng 55%, mức kỷ lục đối với thời điểm này trong năm, cao hơn gần 30 điểm phần trăm so với năm 2022, theo dữ liệu từ tổ chức Cơ sở hạ tầng Khí đốt châu u, trụ sở tại Brussels, Bỉ. Tuy nhiên, châu u vẫn có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt trong trường hợp thời tiết bất lợi, như đợt nắng nóng mùa hè hoặc mùa đông lạnh giá năm nay, hoặc sự cố gián đoạn nguồn cung không lường trước được.

(*) Nguồn: Wall Street Journal

Lan Phương