Chậm giải ngân vốn đầu tư công: "Chuyện muôn thuở" vẫn do tổ chức thực hiện

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, hôm nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước. Việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhất là ở việc thực hiện giải ngân 3 chương trình mục tiêu Quốc gia cũng như chương trình phục hồi kinh tế là vấn đề các đại biểu Quốc hội đặt ra.

Giải trình nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ. 

Đối với việc triển khai giải ngân 3 chương trình mục tiêu Quốc gia, hết tháng 9, việc giải ngân mới đạt 2,86%, tạo áp lực cho các địa phương thực hiện những năm cuối của giai đoạn.

Tương tự, đối với nguồn vốn trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế theo Nghị quyết 43 mới chỉ giải ngân được khoảng 20%, trong đó, các gói miễn giảm thuế, gia hạn nộp thuế và gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng mới chỉ giải ngân chưa đến 0,1%.

Giải trình nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: Kết quả 9 tháng dù thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 1%, nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng 46 nghìn tỷ. Đây là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, lại đối mặt với việc giá nguyên vật liệu tăng cao, giá trị giải ngân lớn. Bộ trưởng Bộ KHĐT cũng khẳng định: Giải pháp cho vấn đề này vẫn là khâu tổ chức thực hiện

Riêng đối với công tác giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng Bộ KHĐT kiến nghị nghiên cứu sửa ngay trong Luật Đất đai theo hướng cho thực hiện một số hành động trước như kiểm đếm, đo đạc, khảo sát khi đã có quy hoạch và có chủ trương đầu tư. Như vậy, sẽ giảm được 6 đến 8 tháng về tiến độ triển khai.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!