Câu chuyện hôm nay: Phát triển kinh tế dược liệu ở Lào Cai

Lào Cai có điều kiện tự nhiên, khí hậu đa dạng, nên số lượng loài cây dược liệu phong phú. Nghị quyết 10 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa xác định cây dược liệu làm một trong 05 loại cây trồng chủ lực và là ngành hàng quan trọng thuộc lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.

Hơn 850 loài cây thuốc trong tổng số gần 4.000 loài  thực vật có công dụng làm thuốc; Hơn 70 loài cây thuốc quý hiếm đang thuộc diện được bảo tồn; Hơn 5.000 héc-ta dược liệu sẽ được trồng vào năm  2030, còn hiện tại thì Lào Cai là 1 trong 8 vùng trồng dược liệu có thế mạnh của Việt Nam. Cũng đến năm 2030, Lào Cai phấn đấu hình thành chuỗi liên kết: nghiên cứu - nuôi trồng - chế biến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dược liệu, tuân thủ theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP - WHO) phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; Đó là những lợi thế cho người trồng dược liệu và các doanh nghiệp chế biến dược liệu ở Lào Cai. 

Phát triển dược liệu phần lớn ở vùng khí hậu ôn đới, cũng là vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, dược liệu được xem là hướng đi phù hợp nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao. Dựa vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, tỉnh Lào Cai qui hoạch chiến lược phát triển dược liệu theo 3 trục:

+Trục phía Tây gồm: Lào Cai - Sa Pa - Bát Xát với cây dược liệu chính là Actiso, Cây thuốc tắm người Dao đỏ, Giảo cổ lam, Chùa dù, Sâm vũ diệp, Bẩy lá một hoa. Để gắn với các nông sản, văn hóa các dân tộc và chợ phiên.

+Trục phía Đông Bắc gồm: Lào Cai - Bắc Hà - Si Ma Cai - Mường Khương với cây dược liệu chính là Đương quy, Xuyên khung, Cát cánh, Đan sâm, Bạch chỉ, Bạch truật, Vân mộc hương, Tam thất. Để gắn với các hàng nông sản, các chợ phiên và văn hóa dân tộc Mông, Tày.

+Trục phía Đông gồm: Bảo Yên - Bắc Hà, với cây dược liệu chủ lực là quế. Phát triển đa dạng các sản phẩm từ quế gắn với văn hóa dân tộc Mông, Tày, Dao.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Văn Thắng