Cần thiết xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên

Sáng 17/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Đây là dự án luật mới, chuyên biệt nhằm điều chỉnh hành vi của nhóm đối tượng phạm tội dưới 18 tuổi.

Tờ trình về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, nhận định xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, thực hiện chủ trương của Đảng về “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về trẻ em, thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên.  

Việc xây dựng Luật sẽ giúp khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành, như: hệ thống hình phạt chưa phù hợp, một số hình phạt không có sự phân hóa giữa người chưa thành niên và người trưởng thành, mức hình phạt tối đa vẫn còn nghiêm khắc; thủ tục tố tụng hình sự chưa thực sự thân thiện…; đồng thời nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm người chưa thành niên.

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên gồm 166 điều, được bố cục thành 5 phần, 11 chương.

Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên. Tuy nhiên, dự thảo Luật với tính chất là một đạo luật chuyên biệt, quy định khá nhiều chính sách đổi mới về tư pháp Người chưa thành niên sẽ dẫn tới việc phải sửa đổi, bổ sung một số luật như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự… Đề nghị TANDTC tiếp tục rà soát đầy đủ, đề xuất sửa đổi các quy định có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Đồng thời, bổ sung đánh giá tác động đầy đủ hơn đối với một số chính sách mới, phát sinh điều kiện bảo đảm thực hiện.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Kim Ngọc -

Thùy Linh -

Quang Sỹ -

Anh Đức