Cần hợp tác công tư trong bảo vệ di sản

Trong lĩnh vực văn hóa di sản vẫn còn một số bất cập trong cơ chế chính sách, khiến việc bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị gặp không ít khó khăn, trở ngại, mà điển hình là trong hợp tác công tư. Cho đến nay, câu chuyện hợp tác công tư về văn hóa, di sản vẫn chưa được đề cập trong các bộ luật của Việt Nam. Đây là trăn trở của các chuyên gia tại tọa đàm góp ý Dự án luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Ủy ban Văn hóa giáo dục tổ chức ngày 13/3.

Được xem là một trong những vùng đất bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản, nhưng thực tế hiện nay Huế vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều bất cập, khó khăn. Từ việc khoanh vùng, cho đến kinh phí tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích cho đến việc huy động các nguồn lực “hồi hương” cổ vật…

Di sản luôn thuộc về quốc gia, dân tộc nhưng quản lý khai thác phát huy như thế nào cho hiệu quả thì cần có cơ chế linh hoạt và phù hợp, trong đó hợp tác công tư là một hướng đi thích hợp trong bối cảnh chúng ta đang đẩy mạnh xã hội hóa một cách toàn diện để huy động sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, huy động triệt để các nguồn lực. 

Các chuyên gia cũng cho rằng, áp dụng phương thức hợp tác đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa là một việc làm cần thiết để góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Người dân có cơ hội tiếp cận, hưởng thụ các công trình, thiết chế văn hóa được quản lý chuyên nghiệp, có chất lượng. Nhà nước có thể giảm bớt và cơ cấu lại các nguồn chi ngân sách đầu tư vào lĩnh vực văn hóa cho hiệu quả hơn.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết!

 

Phan Hằng -

Hà Thu -

Minh Quốc