Cần cơ chế đặc thù thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng

Chiều 4/0, tại Nhà máy Z115, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Cơ quan Thường trực Ban soạn thảo, tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Theo cơ quan soạn thảo, do đặc điểm yêu cầu phát triển ngành công nghiệp Quốc phòng, nên dự thảo luật cần phải có cơ chế, chính sách đặc thù riêng phù hợp. Những đặc điểm này, bao gồm việc quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng thành một mục riêng trong danh mục quy hoạch ngành quốc gia. Các hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng cần có cơ chế, chính sách đặc thù về thuế, phí, tiền sử dụng đất, ưu tiên nguồn lực đầu tư, thủ tục đầu tư, đặc biệt là chính sách trong hoạt động khoa học và công nghệ. Theo quy trình hiện nay, thời gian từ nghiên cứu thiết kế đến sản xuất được sản phẩm thì phải mất 8 đến 10 năm, quy trình mua sắm vật tư đặc chủng trong nghiên cứu khoa học theo Luật Đấu thầu khó triển khai thực hiện, thủ tục thanh toán đề tài phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức… Do đó, cần phải có cơ chế, chính sách đặc thù trong hoạt động khoa học, công nghệ để khuyến khích nhà khoa học sáng tạo, đột phá về tư duy, cách làm.

Thanh Nga -

Tùng Dương