Biến đổi khí hậu làm tan băng trạm nghiên cứu cực bắc của thế giới

Biến đổi khí hậu đang làm tan băng tại trạm nghiên cứu cực bắc của thế giới. Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiện tượng trái đất nóng lên, đòi hỏi người dân thế giới cần có những hành động cụ thể đối phó với tình trạng này.

Trạm nghiên cứu cực bắc của thế giới nằm ở Ny-Alesund, một thị trấn nhỏ phía trên vòng Bắc Cực trên quần đảo Svalbard của Na Uy. Đây cũng là nơi nóng lên nhanh nhất trên trái đất. Tại đây, các nhà khoa học đang chạy đua thu thập dữ liệu để hiểu khí hậu đang thay đổi như thế nào, và những thay đổi đó có thể có ý nghĩa gì đối với tương lai của hành tinh.

Họ dự định khoan sâu 125 mét xuống lớp băng với hy vọng thu thập được hai lõi băng trên sông băng Dovrebreen. Nhưng ở độ sâu chỉ 25m, mũi khoan lao vào một vũng nước lớn. Điều đó chứng tỏ Bắc Cực đang nóng lên nhanh hơn gấp 4 lần so với phần còn lại của thế giới. Nhiệt độ của quần đảo Svalbard thậm chí còn tăng nhanh hơn gấp 7 lần mức tăng trung bình toàn cầu. 

QT