Áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn nạn toàn cầu, gây ra những hậu quả nặng nề cho con người và Trái Đất.  Không riêng gì Việt Nam, tại mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa phương đều xảy ra tình trạng ô nhiễm. Có thể là ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm biển,...

Chúng làm biến đổi khí hậu, biến đổi hệ sinh thái chúng ta đang sinh sống, làm băng tan chảy, làm nước biển dâng, làm đất bị xâm nhập mặn…đó là minh chứng cho sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, từ lâu bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.  Một trong số đó là xây dựng thị trường tín chỉ carbon.

Căn cứ khoản 35 Điều 3  Luật Bảo vệ môi trường 2020  thì tín chỉ các-bon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương. Dự kiến trong tương lai, mỗi năm Việt Nam sẽ có khoảng 10,8 triệu tín chỉ carbon tự nguyện được cung cấp, đi kèm với nhu cầu trao đổi, mua bán lớn. Việc hình thành thị trường carbon giúp nước ta nắm bắt được những cơ hội trong giảm phát thải carbon một cách hiệu quả, tăng khả năng tương thích với các cơ chế định giá carbon quốc tế.

Tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cùng các vụ khách mời của chương trình: 

- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân - Đại biểu Quốc hội khoá XV, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam
- Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia Kinh tế

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Thu Quỳnh