Đối thoại chính sách: Phật giáo với công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Những năm gần đây, Việt Nam đã hành động hướng đến 1 quốc gia phát triển, tuy nhiên, mặt trái của công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo hệ lụy ô nhiễm môi trường trên cả hai phương diện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Biến đổi khí hậu cũng gia tăng đã đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững.

Với lịch sử 2.000 năm gắn bó đồng hành cùng dân tộc, kế thừa truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật Giáo Việt Nam, những năm qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã  phát huy tinh thần Bồ Tát đạo, hướng dẫn đồng bào phật tử nhiệt tình tham gia công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với Biến đổi khí hậu. Khoảng 55.000 tăng ni, 18.000 cơ sở tự viện, tịnh thất, niệm Phật đường trên toàn quốc, đã trở thành lực lượng, là nguồn lực đáng kể trong việc thực hiện công tác BVMT và ứng phó với BĐKH.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho tăng ni, phật tử và người dân ở cộng đồng hay sự vào cuộc của các Bộ, ngành, tổ chức trong công tác BVMT, ứng phó với BĐKH như thế nào? Chúng ta sẽ phải hành động như thế nào để góp phần đưa Việt Nam hiện thức hóa cam kết tại COP26?

Cùng bàn luận về chủ đề với 3 khách mời:

- TS. Nguyễn Văn Thanh, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng ban Tôn giáo Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Thượng tọa Thích Thanh Huân, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam. 

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chương trình!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam