Vệ sinh môi trường - Câu chuyện muôn thuở của làng nghề

Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đang ngày càng nâng cao. Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn để sở hữu những sản phẩm đảm bảo, đặc biệt là những sản phẩm được dùng cho ngày Tết. Với đặc thù chủ yếu là sản xuất thủ công nên nhiều làng nghề chế biến thực phẩm vẫn tồn tại hạn chế về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...

Ghi nhận của phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam tại làng miến Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Về Dương Liễu những ngày cận Tết, chỉ còn lại một số ít các hộ dân sản xuất miến dong. Nếu như trước đây gần như cả xã nhà nào cũng làm miến nhưng hiện nay con số này đã giảm đi gần một nửa. Từ một ngành nghề chính mang lại nguồn thu nhập ổn định, đến nay nhiều hộ cố gắng bám trụ với nghề.

Vì sản xuất thủ công nên việc ảnh hưởng đến môi trường do làm miến là không tránh khỏi, chủ yếu ở công đoạn chế biến củ rong. Hệ thống nước thải và thu gom bã rong chưa đảm bảo đã tồn tại nhiều năm ở xã Dương Liễu, chủ yếu bên phía bãi sản xuất. Bên cạnh việc tuyên truyền chính quyền cũng đã yêu cầu các hộ sản xuất ký cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường. Do tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn, có những hộ không chấp nhận ký mà sẵn sàng chuyển đổi sang làm nghề khác.

Diện tích sản xuất bị thu hẹp, số hộ dân mặn mà với nghề giảm, làng miến Dương Liễu đứng trước nguy cơ mai một và mất làng nghề truyền thống. Để đảm bảo cân bằng giữa sinh kế của người dân và bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương đang đề xuất xây dựng thêm một nhà máy xử lý nước thải để giải quyết vấn đề. 

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Lê Huy -

Ngọc Tuấn