Ưu tiên cho vay đối với nhóm doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Để tăng khả năng tiếp cận vốn và hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp, ngoài giải pháp, chính sách từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. Đây là nội dung được cho ý kiến tại hội nghị giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp diễn ra sáng nay 7/9. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì hội nghị.

Đến cuối tháng 8/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022. Mặc dù vậy, mức tăng trưởng tín dụng vẫn thấp so với cùng kỳ năm trước xuất phát từ tác động của cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng giảm. Thị trường bất động sản gặp khó khăn, một số nhóm khách doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn nhưng chưa đáp ứng điều kiện... Do vậy, Ngân hàng Nhà nước đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm tăng khả năng hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp.

Đồng tình việc cần giải pháp đồng bộ từ các nhóm chính sách, tuy nhiên, thay vì giàn trải, một số ý kiến cho rằng cần thiết phải tập trung chuyển đổi cho vay đối với lĩnh vực sản xuất xanh, hoặc nhóm ngành hàng có xu hướng phát triển trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng giải pháp cấp bách hiện nay là giảm áp lực dòng tiền cho doanh nghiệp bằng cách giảm, hoãn ít nhất các loại chi phí. Có các giải pháp khai thác cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào cầu nước ngoài.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

 

Thanh Nga -

Vũ Hiếu