Tránh mất công bằng giữa các địa phương khi thực hiện trợ cấp hưu trí xã hội

Chính sách trợ cấp hưu trí xã hội cho người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng là một chính sách hết sức nhân văn được nhiều cử tri và Nhân dân mong đợi. Tuy nhiên quy định này trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cần được tiếp tục chỉnh lý để bảo đảm chặt chẽ, tránh mất công bằng trong thực tế. Đây là đề nghị của ĐBQH tại phiên thảo luận hội trường vào sáng 23/11.

Các đại biểu tán thành với chính sách hạ độ tuổi hưởng hưu trí từ 80 tuổi xuống 75 tuổi, tuy nhiên theo tính toán, khi giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi sẽ có thêm khoảng gần 800.000 người cao tuổi được hưởng lợi từ chính sách. Để thực hiện, phát sinh thêm mỗi năm khoảng 3.456 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Điều 22 dự thảo luật quy định "Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp các nguồn lực địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Quy định này khiến đại biểu băn khoăn có thể có sự mất công bằng giữa các địa phương.

Đại biểu cũng lo ngại, quy định trợ cấp hưu trí xã hội không gắn với nghĩa vụ đóng và được điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội có thể gây khó cho việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Về mức trợ cấp cụ thể, Dư thảo luật giao cho Chính phủ quyết định tùy thời điểm. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Chính phủ cân nhắc mức hỗ trợ phải có ý nghĩa trong thực tế vì hiện tại, mức trợ cấp 360.000 đồng/1 tháng là rất thấp.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam