Tiêu điểm: Lấn chiếm, trục lợi đất bãi

Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng trải dài qua 55 phường xã, thuộc 13 quận huyện, với hơn 40km đã được Hà Nội phê duyệt từ 4/2022 và Đất bãi ven sông Hồng được Hà Nội xác định phát huy lợi thế vùng đồng bằng sông Hồng trù phú. Thế nhưng, thực trạng một số tổ chức, các nhân mua bán, lấn chiếm, trục lợi, xẻ thịt, san lấp và xây dựng trái phép tại một số địa phương thời gian qua vẫn đang diễn ra.

Khi đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng được thông qua, đất bãi sông Hồng đã trở thành điểm nóng. Nhiều cá nhân, tổ chức bất chấp các quy định pháp luật, ngang nhiên lấn chiếm, thay đổi hiện trạng sử dụng đất, nhưng không bị xử lý. Điều đó cho thấy sự lỏng lẻo trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương của chính quyền sở tại.

Đất bãi, đất nông nghiệp nhưng hàng loạt công trình nhà hàng, nhà ở, nhà tạm sát bờ sông Hồng thơ mộng… đã mọc lên với quy mô lớn. Dù vậy, nhưng chính quyền địa phương lại chưa thống kê được con số cụ thể về những công trình vi phạm.

Cũng từ những vi phạm trên, đã dẫn tới những hệ lụy về mua bán, chuyển nhượng bất hợp pháp, tranh chấp đất đai… gây mất an ninh trật tự khu vực đất bãi giữa sông Hồng.

Sông Hồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng, chống thiên tai của Hà Nội và 16 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.

Dù vậy, tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng và san gạt, tạo mặt bằng thành nơi trồng cây ăn quả, dựng nhà tạm, nhà ở, khu nghỉ dưỡng… diễn biến hết sức phức tạp. Pháp luật nghiêm cấm các hành vi xâm hại hành lang sông, hành lang thoát lũ ven sông, cấm hoạt động đổ thải phá hủy môi trường, xây dựng trái phép trên vùng đất bãi. Nhưng trên thực tế tình trạng trên vẫn chưa thuyên giảm.

Mời quý vị theo dõi video!

Hữu Nghĩa