Tiêu điểm: Giải phóng mặt bằng - nút thắt giải ngân vốn đầu tư công

Đến hết tháng 8, uớc thanh toán vốn đầu tư công kế hoạch năm nay là hơn 212 nghìn tỷ đồng trong tổng số hơn 526 nghìn tỷ được giao trong năm 2022. Như vậy, việc giải ngân vốn đạt hơn 35% kế hoạch và đạt khoảng 39 % kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Việc chậm giải phóng mặt bằng đã khiến nhiều dự án trọng điểm quốc gia cũng như nhiều công trình gặp khó trong quá trình thi công. Điển hình là tình trạng "xôi đỗ" mặt bằng, một số nhà dân chưa di dời khỏi khu vực công trình khiến việc thi công chưa thể phát huy hết công suất. Và trên tất cả, đó là việc chậm giải ngân vốn đầu tư công- Nguồn vốn được cho là nguồn vốn mồi, góp phần kích hoạt mạnh mẽ cho sự tăng trưởng kinh tế.

Giải phóng mặt bằng chậm kéo theo nhiều hệ luỵ đối với đối với công tác giải ngân vốn đầu tư công. Đó là: Đội chi phí thi công của nhà thầu, chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và hơn hết làm mất cơ hội tạo ra những động lực phát triển cần thiết cho nền kinh tế. 

Đền bù giải phóng mặt bằng luôn là công việc phức tạp, đòi hỏi công tác, xử lý phải theo đúng luật, nhưng phải nhận được sự đồng thuận của người dân. Thực tế cũng cho thấy, những công trình về đích sớm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn đều là những dự án đã được chuẩn bị kỹ lưỡng khâu giải phóng mặt bằng.

“Nút thắt” trong công tác giải đã khiến không ít dự án hạ tầng sử dụng nguồn vốn nhà nước đình trệ nhiều năm không còn là quá hy hữu. Những vướng mắc phát sinh từ trước đến nay đặt ra bài toán phải có hướng tiếp cận và cách xử lý hoàn toàn mới với vấn đề tưởng như quá cũ này.

Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình!

Trương Tùng