Thị trường tín chỉ carbon rừng còn mới mẻ

Trong khi đó, dù chưa chính thức triển khai như Quảng Nam nhưng tại khu vực Tây Nguyên có hơn 2,5 triệu ha rừng (chiếm 17,45% diện tích rừng cả nước), diện tích rừng đầu nguồn khu vực này đứng thứ 2 cả nước với nguồn thu bình quân từ Dịch vụ môi trường rừng hàng năm đạt 912 tỷ/năm. Đây là tín hiệu sáng cho việc phát triển thị trường tín chỉ carbon về rừng. Ghi nhận tại Đắk Nông.

Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên hiện đang quản lý hơn 27.000 ha rừng trong đó 22.161 ha rừng tự nhiên. Phân bố trữ lượng carbon rừng thì có 80% rừng tự nhiên, 20% rừng trồng. Công ty là đơn vị đầu tiên của tỉnh Đắk Nông xin chủ trương thuê đơn vị tư vấn để xây dựng, định lượng và hướng tổ chức bán trên thị trường carbon thế giới.

Tiếp cận với thị trường tín chỉ carbon còn nhiều lạ lẫm nhưng việc các đơn vị chủ rừng đã thay đổi nhận thức về phát triển kinh tế dựa trên tất cả các thế mạnh từ rừng là tín hiệu tốt. Dịch vụ carbon đã trở thành một hướng đi mới, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thích ứng và giảm thiểu với biến đổi khí hậu mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.

Mặc dù đã có lộ trình trong phát triển thị trường carbon tại Việt Nam nhưng cần sớm đưa ra hướng dẫn cụ thể để các đơn vị chủ rừng, người trồng rừng tiếp cận. Đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để sớm hiện thực hóa thị trường carbon từ rừng tại nước ta.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Phúc Hân