Tại sao thừa điện vẫn phải nhập khẩu điện?

EVN liên tục báo lỗ trong khi các công ty thành viên lãi cao; điện gió, điện mặt trời dư thừa trong khi vẫn phải đi nhập khẩu điện, đây là những vấn đề được các đại biểu Quốc hội đặt ra trong khi thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm sáng 25/5.

Đại biểu Quốc hội cũng yêu cầu EVN làm rõ vì sao chưa huy động được 4.600 MW điện tái tạo chuyển tiếp lên lưới, trong khi lại phải đi mua điện từ Lào và Trung Quốc. 

Ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách nhấn mạnh, vấn đề này đang gây ra lãng phí lớn nguồn lực, an ninh năng lượng thiếu bền vững.

Thẳng thắn lý giải lãng phí điện từ năng lượng tái tạo, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, gốc rễ vấn đề xuất phát từ quy hoạch nguồn không sát thực tế, trong khi dự án hạ tầng truyền tải không theo kịp:

Hiện tổng công suất số dự án điện tái tạo bị chậm vận hành là hơn 4.600 MW. Trong đó, gần 2.100 MW của 34 dự án chuyển tiếp đã hoàn thành thi công, thử nghiệm nhưng không được hưởng giá ưu đãi (giá FIT) trong 20 năm và phải đàm phán giá điện với EVN, với mức thấp hơn 20-30% so với trước đây. Do giá thấp không bù đắp được đầu tư nên nhiều doanh nghiệp điện mặt trời không mặn mà trong đàm phán giá với EVN, thừa nguồn nhưng vẫn nhập khẩu điện là nghịch lý cần được xem xét trong quy hoạch điện hiện nay.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam