Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ: Làm rõ 2 vấn đề lớn Chính phủ xin ý kiến Quốc hội

Tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 103 điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tăng 10 điều, so với Dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, có 12 điều chỉ sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật.

Báo cáo nêu rõ 2 vấn đề lớn Chính phủ xin ý kiến của Quốc hội, thứ nhất là về giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước tại Điều 86 và Điều 86a của Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung theo khoản 38 và khoản 39 Điều 1 của dự thảo Luật.  

Tiếp thu đa số  ý kiến của đại biểu Quốc hội, nội dung này chỉnh lý cụ thể đối với phần sở hữu công nghiệp và phần giống cây trồng; đề nghị mở rộng giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì với một số đối tượng của quyền tác giả; đồng thời bổ sung điều khoản để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam; Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Vấn đề thứ 2 Chính phủ xin ý kiến của Quốc hội là việc thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện đề xuất được giữ như quy định của Luật hiện hành. 

Ngoài báo cáo về dự kiến tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ cũng đưa ra các nội dung lớn về quyền tác giả, quyền liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và một số nội dung liên quan khác như: giới hạn quyền tác giả và giới hạn quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

Anh Tuấn